ÁO DÀI VIỆT NAM – BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC
Áo dài Việt Nam
Hàng ngàn năm trôi qua, Áo dài Việt Nam tồn tại rất nhiều biến thể khác nhau. Tuy thế, nó vẫn giữ được một nét riêng không bị lai tạp với bất kì nền văn hóa phong kiến nước nào. Vẫn 2 tà áo dài thướt tha, vẫn kết hợp với quần ống vải bên trong tạo ra một bản sắc dân tộc đầy tự hào của con người Việt Nam
CÙNG XEM LẠI SỰ BIẾN THỂ CỦA ÁO DÀI QUA TỪNG NĂM THÁNG
Thời bấy giờ, áo được thiết kế bằng cách ghép 4 vải lại với nhau tạo nên một đường may hoàn hảo liền mạch do kỹ thuật dệt lúc đó chưa tiên tiến để có thể đủ một miếng vải rộng. Từ ấy, người xưa gọi quen là áo tứ thân. Do được ghép vải để hình thành nên bề ngoai của áo tứ thân được may nối ngay giữa sống lưng phía sau, phía trước được nối lại tạo thành 2 tà áo phía trước.
Năm 1884, do ảnh hưởng bởi nét văn hóa, công nghệ phương Tây, nét áo dài đã được thay đổi dần sang trọng hơn. Nó tạo nên sự cải cách hoàn toàn mới với áo tứ thân khi mà 2 vạt trước được chia cách rõ ràng trước sau. Vẫn nét áo ấy, vẫn kiểu dáng, nhưng chỉ khác sắp xếp tà áo và tạo sự kín đáo đầy bí ẩn của người Việt.
Qua nhiều biến thể khác nhau, tới thập niên 60s -70s, áo dài đã dần thay đổi gần với thiết kế hiện tại. Với lớp eo được may thắt lại, ngực áo được tạo nét cong sát nhọn, tà áo xuôi dài tạo nét quyến rũ cho người phụ nữ. Đường may đã dần tạo nét nữ tính hơn khi làm tháo mở chéo từ cổ xuống xát nách xuôi dần xuống eo. Năm ấy, con người Việt coi áo dài như một thời trang thể hiện sự quý phái, dịu dàng. Nó không hẳn chỉ là một bộ áo làm đẹp, mà còn thể hiện hình ảnh sang trọng lúc đó. Một người phụ nữ mặc một chiếc áo dài di chuyển trên con phố đủ khiến đấng mày râu ngó nhìn tương tư bởi nét quyến rũ, nét nhẹ nhàng từ 2 tà áo, dáng hình tạo nên. Cùng nhiều biến thể khác, một số vẫn giữ nét cổ áo tứ thân, một số cách điệu cổ cao quyền quý lạ kì.
Chất liệu vải đã được thay đổi nhiều màu sắc hơn do sự ảnh hưởng ở phương Tây rất nhiều. Sài Gòn, nơi được gọi là cuộc sống phồn hoa bật nhất thời đó, được tô điểm thêm bởi những phong cách áo dài mới lạ, đầy đủ cách điệu trong màu sắc, kiểu áo, cổ áo.
Cũng trong thập niên 60s – 70s, nét áo dài trở nên lạ hơn với kiểu thiết kế cổ áo bè ngang vai hở xương quai xanh. Được bà Trần Lệ Xuân thiết kế, nó tạo một xu hướng mới quyến rũ hơn, đẹp hơn trong người phụ nữ Việt. Dĩ nhiên nó vẫn bị phản bác bởi các nhà theo truyền thống kín đáo xưa nay của Việt Nam. Chiếc áo dài cổ rộng đã bị lên án không phù hợp với thuần phong mỹ tục xã hội thập niên 60s – 70s. Nhưng ở Sài Gòn, nơi nét phương Tây phóng khoáng du nhập, khiến phụ nữ nơi ấy thoải mái lựa chọn cho mình bộ trang phục phù hợp với thời tiết nóng bức tại đây.
Từ năm 2000 tới hiện nay, áo dài đã có nhiều biến tấu thực sự, nhưng vẫn luôn giữ nét 2 tà áo cùng vẻ kín đáo đầy quyến rũ ấy. Xã hội dần phát triển, các nhà thiết kế thời trang được học hỏi nhiều hơn, nên sự thay đổi trong áo dài cũng dần được sáng tạo trong đường nét, kiểu dáng. Nhưng hình ảnh áo dài cổ cao, đường nét ôm sát cơ thể với tà áo dài cùng quần ống vải rộng đã được tôn vinh là quốc phục của đất nước Việt Nam đầy thăng trầm này.
Ngày nay, áo dài còn được tôn vinh tại bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam – nơi mà lưu trữ những nét áo dài thay đổi theo thời gian, bảo tồn di sản văn hóa đặc trưng của con Việt thời xưa. Với gần hơn 100 áo dài được thu thập theo năm tháng tại đó, chúng ta thấy được rằng, con người Việt luôn tự hào với quốc phục của mình. Dù rằng bao nền văn hóa ảnh hưởng, nhưng chúng ta – những thế hệ hiện đại vẫn khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống ấy như một biểu hiện văn hóa thời trang hiện đại.
Áo dài Việt Nam - Mẫu áo dài cách tân https://aodaicachtan.xyz/ mới nhất
Trả lờiXóa